Làm Phòng Thu Âm Hết Bao Nhiêu Tiền?

lam-phong-thu-am-het-bao-nhieu-tien

Làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền là câu hỏi của một số người khi có nhu cầu mở phòng thu âm. Để mở một phòng thu âm chuyên nghiệp đòi hỏi chúng ta phải đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc, ngoài ra chúng ta cũng cần phải có những kỹ năng và kỹ thuật thu âm và một sự nhạy bén trong kinh doanh. Nếu bạn có nhu cầu mở một phòng thu âm chuyên nghiệp thì hãy cùng Phòng thu âm MT trả lời cho câu hỏi làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền nhé!

Làm Phòng Thu Âm Hết Bao Nhiêu Tiền?
Làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền?

Nếu bạn đang muốn có được một phòng thu âm tốt với chi phí thấp thì bạn hãy cân nhắc cách làm phòng thu âm mini tại nhà thay vì làm phòng thu âm chuyên nghiệp. Phòng thu âm mini tại nhà sẽ giúp bạn phục vụ cho nhu cầu thu âm của mình với mức chi phí vừa phải. Nhưng nếu bạn vẫn muốn làm một phòng thu âm chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên viên và trang thiết bị hiện đại thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết nhất.

Hiển thị nội dung

1. Làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền?

Làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của những người có nhu cầu mở phòng thu. Trên thực tế, chi phí để thiết kế và hoàn thành một phòng thu âm sẽ bao gồm rất nhiều khoản phí khác nhau, vì thế con số này chỉ là tương đối, nó sẽ chênh lệch so với mức chi phí phải bỏ ra. Chi phí để mở phòng thu còn dựa vào một số yếu tố sau: Quy mô phòng thu âm, chất lượng thiết bị, chi phí cho nhân viên, thuê mặt bằng,…

Một số thiết bị thu âm cơ bản tại nhà
Một số thiết bị thu âm cơ bản tại nhà

Chúng ta hãy bắt đầu với mẫu thiết kế phòng thu âm mini đơn giản với chi phí thấp nhờ vào việc tận dụng không gian trống tại nhà. Với một phòng thu âm mini thì nó chỉ đáp ứng được nhu cầu thu âm cho cá nhân, nó sẽ không thể so sánh với các phòng thu âm chuyên nghiệp được đầu tư hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng.

Bởi vậy, nếu bạn có mức kinh phí thấp thì các bạn có thể thiết kế cho mình một phòng thu âm đơn giản tại nhà. Một phòng thu âm như vậy thường có mức chi phí vào khoảng 10 triệu đồng, có thể phục vụ một số nhu cầu thu âm cơ bản tại nhà. Ngoài ra, còn có thêm một số chi phí cho máy tính và thi công, lắp đặt.

Bởi vậy tư vấn làm phòng thu âm mini tại nhà thì có thể nó nó nằm trong khoảng trên dưới 10 triệu đồng là khá ổn và phục vụ cơ bản nhu cầu của người dùng cho chi phí thiết bị, chưa tính máy tính và thi công, lắp đặt các vật liệu phòng thu âm (tiêu âm, cách âm).

2. Một phòng thu âm cần những gì và những đối tượng nào cần mở phòng thu âm

2.1 Phòng thu âm chuyên nghiệp cần những gì

Hiện nay có rất nhiều phòng thu âm chuyên nghiệp đang hoạt động và mở ra tại khu vực TP Hồ Chí Minh làm cho khách hàng không biết nên chọn địa chỉ nào uy tín để lựa chọn. Là một phòng thu âm chuyên nghiệp chúng ta cần phải tạo ra những sản phẩm chất lượng, hoàn hảo nhằm đáp ứng được nhu cầu to lớn của khách hàng. Nó đòi hỏi những trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại, và các kỹ thuật ca hát của người thu âm cũng như các kỹ thuật Mix – Master của đội ngũ kỹ thuật viên.

Phòng thu âm chuyên nghiệp MT
Phòng thu âm chuyên nghiệp MT

Phòng thu âm hay là phòng thu là căn phòng chứa các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công việc ghi lại âm thanh. Các kỹ sư âm thanh sẽ là người trực tiếp tham gia các công việc trong phòng thu âm. Ngoài việc ghi lại âm thanh, thì chúng ta còn quan tâm đến việc xử lý hậu kỳ âm thanh, để có được một sản phẩm hoàn hảo các kỹ thuật viên sẽ xử lý âm thanh đã lưu theo ý đồ của họ.

  • Phòng thu độc lập của một nghệ sĩ được gọi là một phòng thu âm dự án hoặc phòng thu âm mini, phòng thu âm tại nhà.
  • Phòng thu hoạt động âm nhạc dưới dạng dịch vụ gọi là phòng thu âm chuyên nghiệp, hay Hãng thu âm.

2.2 Những đối tượng nào nên mở phòng thu âm

Nếu muốn mở một phòng thu âm, chúng ta phải phụ thuộc vào đối tượng khách hàng của bạn cần hướng đến. Nếu bạn muốn nhắm đến những đối tượng thu âm cho những ca sĩ chuyên nghiệp hay những ban nhạc thì bạn cần phải có một số kiến thức chuyên môn.

Nếu bạn hướng đến sự chuyên nghiệp, bạn cần sản xuất trước đó một số sản phẩm âm nhạc nổi bật khiến bạn được chú ý. Ngoài ra, bạn nên nhắm vào những đối tượng vào các nghệ sĩ, ca sĩ solo, bởi vì những nghệ sĩ phụ thuộc vào công ty sẽ có những phòng thu âm riêng. Trong trường hợp sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến sẽ rất tốt đối với thương hiệu phòng thu của bạn.

Thông thường, những kỹ thuật viên thu âm sẽ nghĩ rằng bắt đầu kinh doanh bằng những kỹ năng của mình là một ý tưởng tốt, tuy nhiên tùy vào từng trường hợp khác nhau. Một kỹ thuật viên cần phải học hỏi thêm rất nhiều nếu muốn điều hành cả một doanh nghiệp.

Tất nhiên, nếu bạn có kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, khả năng kinh doanh cũng rất quan trọng, để điều hành một phòng thu âm không hề dễ dàng chút nào. Bạn hãy không ngừng đặt mình vào vị trí của khách hàng và nhân viên, tất cả mọi thứ đều bắt đầu từ quan điểm này. Ngoài ra, bạn hãy tập cách báo giá khi bạn có thể thực hiện các dự án lớn quy mô doanh nghiệp.

3. Các thiết bị cần thiết để làm phòng thu âm

  • Máy tính và phần mềm thu, xử lý âm thanh

Máy tính là một thiết bị thu âm không thể thiếu để thực hiện quá trình thu âm, và tất nhiên nó phải được cài đặt các phần mềm thu và xử lý âm thanh chuyên dụng trong thu âm.

Máy tính là một trong những thiết bị không thể thiếu cho phòng thu âm
Máy tính là một trong những thiết bị không thể thiếu cho phòng thu âm

Cách chọn máy tính dùng trong phòng thu

Có thể sử dụng cả hai loại máy tính để bàn và laptop tùy vào sở thích và không gian làm việc của bạn. Máy tính phục vụ cho thu âm không cần có cấu hình quá cao, với chi phí thấp thì bạn có thể lựa chọn các loại máy có cấu hình vừa phải, cụ thể như sau:

  • Cấu hình: Core 2 Duo, Core i3 trở lên.
  • Ram: Từ 4GB trở lên, tuy nhiên nếu có điều kiện bạn nên sử dụng 8GB trở lên vì việc xử lý âm thanh sẽ rất khó khăn với máy có ram thấp.
  • Ổ cứng: 2 cái (1 ổ cứng mặc định của máy dùng cho hệ điều hành và máy, 1 ổ cứng ngoài sử dụng để lưu trữ dữ liệu âm thanh).
  • Phần mềm thu âm, xử lý âm thanh

Tùy vào nhu cầu về chất lượng và quy mô phòng thu, bạn có thể lựa chọn những phần mềm phù hợp từ đơn giản như: Sonar, Cubase, Nuendo) đến các các phần mềm chuyên nghiệp, đa tính năng như: Nuendo 4, Cool Edit Pro 2.1, Adobe Audition 1.5,  Cubase 5, Pro Tools 10,…

Máy tính và phần mềm xử lý âm thanh Adobe Audition
Máy tính và phần mềm xử lý âm thanh Adobe Audition
  • Thiết bị thu âm Audio Interface

Audio Interface là thiết bị không thể thiếu trong phòng thu âm, đây là một thiết bị ngoại vi có chức năng kết nối hệ thống các trang thiết bị tại phòng thu lại với nhau (mic thu âm, máy tính, nhạc cụ, loa,…).

Thiết bị này có chức năng như soundcard trong máy tính, tuy nhiên nó cho ra chất lượng âm thanh tốt hơn rất nhiều, đa tính năng và có nhiều đầu vào, đầu ra hỗ trợ mọi thiết bị. Audio Interface cho phép chuyển đổi các tín hiệu âm thanh, âm thanh kỹ thuật số analog sang các dạng dữ liệu digital (A/D) và ngược lại (D/A).

Một số lưu ý khi chọn mua Audio Interface:

  • Lựa chọn cổng kết nối dữ liệu phù hợp với máy tính: Thiết bị thu âm Audio Interface có kết nối chuẩn với máy tính thông qua các cổng sau:
    • Cổng USB.
    • Cổng Firewire 1394 tốc độ nhanh, ổn định.
    • Cổng Card PCI: Sử dụng cho các máy tính có cổng này, cho đường truyền tín hiệu cao, ổn định, tuy nhiên nó phải lắp đặt trực tiếp với mainboard nên khá thiếu cơ động.
  • Nên chọn thiết bị Audio Interface tích hợp sẵn pre-amp và nguồn Phantom 48V. Để phù hợp với Condenser Microphone.
  • Xác định loại cổng kết nối, số lượng cổng kết nối phù hợp với nhu cầu sử dụng để lựa chọn Audio Interface. Thông thường những phòng thu âm nhỏ tại nhà nên chọn Audio Interface không quá nhiều cổng in/out (khoảng 2 cổng Mic In/Line) để tiết kiệm chi phí, không gian cũng như chất lượng cao hơn so với thiết bị có nhiều cổng kết nối với cùng một giá tiền.
Thiết bị Audio Interface
Thiết bị Audio Interface
  • Âm thanh chuẩn tốt nhất nên chọn từ 24bit/96kHz trở lên. Bạn có thể tham khảo một số loại Audio Interface phù hợp với phòng thu âm tại nhà như: TC Desktop Konnekt 6,Avid Mbox 3 Mini, Presonus Firebox, Focusrite Scarlett 2i2,M-audio Fast Track Pro,…
  • Mic thu âm (Microphone)

Mic thu âm hay Microphone (Micro) là thiết bị rất quen thuộc mà một phòng thu bắt buộc phải có, đồng thời mic thu âm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh. Mic thu âm thông dụng nhất trong các phòng thu âm hiện nay là Micro condenser bởi chất lượng cao, độ nhạy tốt, âm thanh đầu ra chính xác hơn so với các loại microphone khác.

Lựa chọn Micro thu âm cao cấp là rất quan trọng cho phòng thu âm chuyên nghiệp
Lựa chọn Micro thu âm cao cấp là rất quan trọng cho phòng thu âm chuyên nghiệp

Khi lựa chọn micro condenser cần chú ý:

  • Độ trở kháng của micro
  • Độ nhạy SPL tối đa.
  • Dải tần âm thanh có thể thu được.
  • Hướng microphone phù hợp (Omni Directional, Cardioid, Supercardioid).
  • Lựa chọn các phụ kiện đi kèm mic thu âm chất lượng tốt, các loại âm thanh khi phát âm “s”, “p”, “b” và cả phần chân mic thu âm chống rung để cho ra chất lượng âm thanh chuẩn nhất, tốt nhất.

Nhìn chung bạn nên lựa chọn những loại mic có độ nhạy cao, khả năng giảm ồn tốt, hướng thu vòm chống rung, chống sốc, vocal dày để có âm thu chuẩn, hạn chế tạp âm. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng một số loại micro thu âm sau: Tiko T100, Micro TAKSTAR K600, Audio- Technica AT2020,… đây là những loại micro được sử dụng trong phòng thu nhiều nhất hiện nay.

  • Tai nghe monitor cho phòng thu âm

Tai nghe là thiết bị phổ biến có chức năng nghe nhạc, âm thanh từ các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, tai nghe trong phòng thu âm cần có chất lượng âm thanh tốt hơn rất nhiều so với các loại tai nghe thông thường. Các loại tai nghe Monitor bởi nó cho ra âm thanh chính xác, trung thực nhất với trường âm thanh rộng và dải âm cân bằng.

Tai nghe chất lượng sẽ giúp âm thanh trong trẻo, tránh tạp âm
Tai nghe chất lượng sẽ giúp âm thanh trong trẻo, tránh tạp âm

Tai nghe Monitor giúp đảm bảo âm thanh tốt, hạn chế tạp âm, tạo sự tập trung cho người thu âm. Đồng thời headphone Monitor giúp người nghe có thể đánh giá được chất lượng âm thanh sinh động, cụ thể với nhiều loại âm thanh nhạc cụ để kiểm tra và phát hiện những điểm tốt có thể điều chỉnh tạo ra bản thu âm tốt nhất.

Cách lựa chọn tai nghe monitor chất lượng:

  • Thiết kế close – back giúp giảm nghe tạp âm
  • Chọn tai nghe có dải tần số đáp ứng của tai nghe rộng.
  • Dây tai nghe dài giúp bạn linh hoạt hơn trong khi thu âm.
  • Loa monitor cho phòng thu

Một phòng thu không thể thiếu loa, loa tại phòng thu âm yêu cầu phải là loa monitor với yêu cầu tần số âm thanh phẳng, cho âm thanh trung lập để người nghe có thể đánh giá khách quan để giúp điều chỉnh sản phẩm lại cho hoàn hảo nhất. Việc sử dụng loa monitor để mix nhạc sẽ tốt hơn so với khi sử dụng tai nghe monitor.

Khi lựa chọn loa monitor, các bạn nên lưu ý một số thông tin kỹ thuật sau:

  • Loa có dải tần số đáp ứng rộng khoảng 20Hz – 20kHz
  • Lựa chọn kích thước loa phù hợp với không gian phòng thu, nhu cầu thu âm.
  • Độ nhạy SPL cao.
  • Tổng hợp các thiết bị cùng công dụng cần có trong một phòng thu âm:
  • Phòng thu âm cần đảm bảo được các thiết bị chuyên dụng hiện đại, cao cấp, trong một phòng thu âm cơ bản thường bao gồm những thiết bị sau:
    • MICRO: Thiết bị đầu vào của âm thanh, Micro càng tốt, âm thanh vocal càng hay, càng bắt được những tần số dễ nghe của chất giọng cũng như âm thanh của nhạc cụ sinh động hơn.
    • PRE: Là công đoạn xử lý đầu vào thứ 2 sau Micro, Pre có chức năng xử lý EQ (tần số của âm thanh, giọng hát, quá chói hay quá trầm, dày hoặc quá mỏng), ngoài ra, Pre còn có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc xử lý COMPR (làm đều âm thanh).
    • SOUND: Công đoạn xử lý cuối cùng trước khi dữ liệu được đưa vào máy tính, SOUND có chip xử lý âm thanh giúp âm thanh trở nên long lanh hơn. Chip xử lý càng mạnh thì âm thanh càng trong, đi kèm với giá thành càng đắt.
    • CPU: Là công đoạn ghi âm lại từ phần mềm, còn tùy thuộc vào phần mềm thu âm chuyên nghiệp, máy tính có cấu hình mạnh thì các thao tác của bạn sẽ nhanh hơn, mượt mà hơn.
    • MONITOR: (Loa) Phục vụ cho quá trình kiểm âm của kỹ thuật viên, loa cần phải cho ra âm thanh chân thật, không nịnh âm thanh để tránh tình trạng khi nghe trong phòng thu quá hay. Khi nghe ở môi trường bình thường lại có âm thanh không đúng như vậy.
    • Cuối cùng, một vấn đề cũng không kém phần quan trọng đó chính là phòng thu âm phải được thiết kế tiêu âm cách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Yêu cầu không gian âm thanh sạch không vang, không dội. Ngoài các yếu tố trên, phòng thu cũng cần phải thiết kế dễ nhìn, thẩm mỹ để tạo cảm hứng cho người thu âm.

Dưới đây là một số thiết bị cần thiết của một phòng thu âm chuyên nghiệp:

  • Máy tính và các phần mềm làm nhạc
  • Micro thu âm
  • Loa kiểm âm
  • Tai nghe kiểm âm
  • Audio Interface
  • Midi Controller
  • Vật liệu cách âm, tiêu âm
  • Và một số trang thiết bị khác

Kết:

Qua bài viết Làm phòng thu âm hết bao nhiêu tiền của MT thì chắc hẳn các bạn cũng đã tính toán được tương đối mức chi phí mà mình phải bỏ ra khi mở một phòng thu âm. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng dịch vụ thu âm tại Phòng thu âm MT, đến với MT – Studio các bạn sẽ được trải nghiệm các dịch vụ chuyên nghiệp giúp bạn thu âm những sản phẩm hoàn hảo nhất.

Liên hệ ngay với chúng tôi để tham khảo dịch vụ thu âm tại MT Studio:

Thông tin liên hệ:

Hotline: 097.220.3300

Email: [email protected]

Website: https://phongthuammt.com/

Add:

  • Số 12 Vườn Chuối – Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh
  • Tầng 10 số 14 ngõ 121 Thái Hà Quận Đống Đa, Tp Hà Nội
  • Số 28 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button