Hướng dẫn cách luyến giọng khi hát cùng MT Studio

cach-luyen-giong-khi-hat

Để thể hiện một bài hát hay, hầu hết các ca sĩ chuyên nghiệp hay những người có chuyên môn trong âm nhạc đều phải học cách rung và cách luyến giọng khi hát. Những âm sắc được phát ra trong giọng hát sẽ tạo nên màu sắc thú vị cho bản nhạc. Sau đây, MT Studio sẽ chỉ cho bạn cách luyến giọng khi hát để bài hát thêm phần hoàn hảo hơn.

Hiển thị nội dung

Hiểu về giọng hát

Để có thể tìm hiểu các cách luyến giọng khi hát, việc đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu về chất giọng hát của mình. Về mặt âm học, chất giọng bao gồm 2 phần: giọng cơ bản và âm bồi hòa âm. Bộ rung tạo ra giọng cơ bản, bồi hòa âm được tạo ra khi bộ rung làm cho các phân tử trong không khí chuyển động. Các bạn có giọng vang là do các âm bồi hòa âm trong bộ cộng hưởng tốt và khuếch đại giọng cơ bản

Cách luyến giọng khi hát
Cách luyến giọng khi hát – Hiểu về giọng hát

Âm sắc là tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng giọng hát ca sĩ, một ca sĩ sở hữu âm sắc đặc biệt sẽ giúp giọng hát đó nổi bật và không lẫn đi đâu được. Trái lại những ca sĩ có giọng hát bình thường sẽ có âm sắc khá mờ nhạt. Chất lượng của một giọng hát được mô tả bằng âm sắc như sáng, tối, trong hay chói.

Hệ thống cộng hưởng của giọng hát bao gồm nhiều yếu tố về kích thước, hình thể và kẽ hở môi khoanh giọng, vùng giọng. Hiểu tất cả các kiến thức của bộ cộng hưởng sẽ giúp bạn có thể mở rộng giới hạn của âm sắc, giọng hát diễn cảm hơn, sửa được cách phát âm sai trong giọng hát.

Các bộ cộng hưởng

Chất giọng của mỗi người được tạo ra từ nhiều yếu tố kết hợp như kích thước, hình dáng, chất giọng, thanh quảng và vùng giọng. Ngoài ra giọng hát còn tùy thuộc vào ảnh hưởng của gia đình và xã hội.

Cách luyến giọng khi hát

Các cộng hưởng tạo ra chất giọng riêng của mỗi người bao gồm:

  • Yết hầu và miệng:

Yết hầu gồm là vùng nằm sau hốc mũi, hốc miệng và thanh quản. Hóc miệng là phần sau của cổ họng bạn thấy đầu tiên khi bạn mở miệng. Thanh quản là cửa vào thực quản, dẫn đến dạ dày.

Thanh quản và miệng đều có thể co giãn để cộng hưởng giọng hát lớn nhất. Bạn có thể tác động đến giọng hát bằng cách sử dụng má, hàm môi và lưỡi để thay đổi kích cỡ và hình dạng của miệng. Yết hầu có thể tác động nhiều đến chất lượng giọng vì có thể có thể được hoạt động nhờ cơ bắp.

  • Ngực

Ngực không là bộ phận chính trong việc cộng hưởng hiệu quả. Nhưng khi hát bạn sẽ cảm nhận được thanh âm rung động trong ngực qua thớ sợi hấp thu âm thanh, những rung động bạn cảm nhận bao gồm âm vực thấp hoặc hát lớn, kết hợp với thanh quản và thực quản để tạo ra nội lực trong giọng hát.

  • Độ ngân và rung động

Để bài hát tăng thêm phần nổi bật, tạo cảm hứng cho người nghe, truyền tải được tình cảm của người hát thì độ rung và ngân của người hát là một yếu tố quan trọng. Mỗi ca sĩ chuyên nghiệp đều có một cách ngân và rung khác nhau, thông thường những câu cuối hay đoạn điệp khúc sẽ được ca sĩ ngân dài và rụng giọng theo từng kiểu hát riêng.

Khi bạn cộng hưởng tất cả các yếu tố làm nên giọng hát hay thì năng lượng giọng hát, độ ngân và độ rung của giọng đều phải rõ ràng, âm sắc sang sử, ấm áp và lấy hơi tốt. Học cách rung tối đa khi hát sẽ giúp bạn làm quen với độ rung của giọng, không nhất thiết bài hát nào cũng cần sử dụng đến nhưng khi cần đến bạn sẽ sử dụng cách rung và ngân dễ dàng hơn.

Có một sự thật rằng bạn không thể nghe mình hát như người khách nghe được. Bạn chỉ nghe được giọng bạn rung trong đầu nhưng người khác sẽ nghe giọng bạn lan truyền trong không khí. Bạn có thể nhận biết giọng rung và sử nó bằng cách ghi âm giọng hát của mình và nghe lại để tìm được cách rung phù hợp.

Hướng dẫn cách rung giọng khi hát

Khi ca sĩ tập trung vào lời bài hát thì cảm xúc mà họ truyền tải đến với cảm giác sẽ được rõ nét và đặc biệt hơn. Ngoài ra khi bạn hiểu rõ được ý nghĩa của bài hát sẽ giúp bạn loại bỏ những rào cản về tâm lý. Những vật cản tâm lý sẽ có thể khiến giọng rung bị che giấu và làm giọng hát của bạn mất hay.

cách luyến giọng khi hát
Hướng dẫn cách luyến giọng khi hát

Một số bài tập giúp cải thiện giọng rung của bạn

Để tập luyện được giọng rung bạn cần tập liên tục mỗi ngày để tăng thêm hiểu biết về giọng rung của chính mình.

Một cách khác để bạn có thể tập luyện giọng rung là lướt nhanh âm Mee đến âm Yah. Khi phát âm bạn hãy cảm nhận giọng rung phía trong miệng của mình.

Bạn hát âm “ng” bằng cuống lưỡi, miệng mở ra. Cảm nhận giọng rung ở âm “ng” và mở ra ở âm “a”. Hãy tưởng tượng giọng mình rung ở cùng một vị trí

Thở bằng bụng và lấy hơi bằng bụng để tránh tình trạng lấy hơi bằng mũi khi hát.Giọng mũi thường không thể giúp bạn hát các nốt cao. Bạn có thể tập luyện các bài hát lấy hơi bằng bụng trong 30 ngày để làm quen với cách lấy hơi này, giọng hát của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều khi việc tập luyện diễn ra hiệu quả.
Xem thêm:

Kết

Vừa rồi phòng thu âm MT đã chia sẻ đến bạn cách rung và cách luyến giọng khi hát, nếu còn những thắc mắc về chủ đề bài viết này hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc một cách tận tình. Luyện giọng hát là việc lâu dài không thể trong một sớm một chiều vì thế mà bạn hãy thực sự kiên trì trong hành trình này nhé! Chúc bạn thành công trong con đường ca hát sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button